5 BỆNH NGOÀI DA DỄ MẮC VÀO MÙA ĐÔNG
1. Bệnh mày đay
Mày đay cấp tính xảy ra khi thời tiết lạnh đột ngột, xuất hiện ở bất kỳ vùng da, niêm mạc nào trên cơ thể. Biểu hiện dễ thấy là các nốt sẩn, phù nề màu đỏ như vết muỗi đốt. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Nốt sẩn ngứa kéo dài vài ba phút đến vài ba giờ rồi lặn. Bệnh có thể biểu hiện viêm đường ruột gây đau bụng, nôn, tiêu chảy, viêm phổi gây khó thở hoặc hen, thậm chí xảy ra ở tổ chức não gây phù nề rất nguy hiểm.
Mày đay mãn tính xảy ra khi bệnh xuất hiện kế tiếp nhau nhiều lần hoặc cách quãng, không kể số lượng nốt sẩn nhiều hay ít. Mày đay mãn tính gặp ở nhiều dạng khác nhau như: mày đay thành vòng, thành vạch, mày đay xuất huyết, mày đay mụn nước.
Cách chữa trị:
– Đối với trẻ em, ngoài điều trị bôi các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể dùng lá chè xanh đun lên lấy nước tắm cho trẻ sẽ đỡ ngứa hơn.
– Đối với những trường hợp nổi mụn và khô nứt nẻ trên tay chân nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm thường xuyên, hạn chế sử dụng nước quá nóng.
– Nếu không chữa trị thì dần dần các nốt sần đỏ trên da cũng sẽ tự tiêu nhưng thời gian chậm hơn.
Đặc biệt, khi trời lạnh, những ai có da khô thì cần tránh tiếp xúc nhiều với môi trường có nhiều hoá chất. Đi găng tay để bảo vệ cho da đỡ bị khô và nứt nẻ bởi tác động của các loại hoá chất.
Nếu bị ngứa trong thời gian dài không khỏi thì nên đến bệnh viện để khám và điều trị theo sự hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa.
2. Bệnh chàm
Bệnh chàm hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa chung, thường gặp ở những người bị dị ứng và hen suyễn. Biểu hiện là tổn thương khô da chân, mặt, tróc vảy, đỏ. Vào mùa đông, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bệnh xuất hiện ở trẻ sơ sinh, đến 7-8 tuổi thường tự khỏi, nếu không khỏi bệnh chuyển thành viêm da cơ địa người lớn, thành mãn tính.
Cách phòng tránh bệnh chàm là giữ ấm cho cơ thể, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa, sử dụng kem dưỡng ẩm da phù hợp…
Khi bị chàm, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ và sử dụng các loại thuốc đặc trị.
3. Da mọc mụn khô
Bàn chân bàn tay mọc nhiều mụn khô nổi lên bề mặt da, gây ra nứt nẻ và rất ngứa, khó chịu. Tỷ lệ người mắc các triệu chứng này tương đối cao do nhiều yếu tố tác động như: thời tiết khô hanh, môi trường nước, nhất là môi trường có kiềm: xà phòng, nước rửa bát, dầu gội đầu, nước lau sàn, cọ rửa nhà tắm, nhà vệ sinh…
Nguyên nhân là do trời lạnh, chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi, tiết bã bị hạn chế khiến cho da bị khô. Chính vì vậy mà vào mùa đông, thường có nhiều người bị ngứa bởi căn bệnh này cao hơn các mùa khác.
4. Bệnh vảy nến
Bệnh vảy nến là bệnh về da thường gặp vào mùa đông. Bệnh không di truyền, gây ngứa, khô da, thỉnh thoảng có mảng đau, phân bố nhiều ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu và phần thấp của lưng.
Khi có các triệu chứng trên cần đến ngay các cơ sở y tế khám bệnh và điều trị, tránh ủ bệnh lâu sẽ càng nguy hiểm.
Bệnh vảy nến không chỉ ảnh hưởng ngoài da, mà còn có thể gây viêm gây tắc động mạch dẫn đến cơn đau thắt ngực (đau tim) do sự hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch.
Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh này là giữ tâm bình an, tránh stress. Chú ý tới nhiệt độ cơ thể, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt… cho phù hợp.
5. Da bị khô gây ngứa
Hiện tượng người bị mẩn ngứa toàn thân mỗi khi trời lạnh là do cơ thể quá mẫn cảm, bị giãn mạch khiến chất huyết tương của máu tràn qua thành mạch, xâm nhập các mô gây ngứa và sưng nề. Lúc này, cơ thể bị dị ứng sản sinh ra chất histamin gây ngứa.
Biểu hiện của tình trạng này có thể từ lâm râm đến dữ dội, nhất là vào ban đêm khi ngủ. Nhiều người do ngứa không chịu được gãi làm trầy xước da, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Cách chữa trị:
– Cần tắm rửa thường xuyên, nhất là cần vệ sinh vùng kín, nách, bẹn,… để da sạch, thông thoáng.
– Khi tắm chỉ nên dùng nước đủ ấm, không chà xát da mạn. Đặc biệt những người bị ngứa thường rất hay ngâm mình trong nước nóng rất lâu để cho bớt ngứa nhưng càng dùng nước nóng lâu sẽ càng làm cho da mất hết chất nhờn, mau khô, nứt nẻ.
– Khi tắm xong cần lau khô người bằng khăn bông mềm, sau đó bôi kem dưỡng ẩm thoa đều lên da.
– Khi bị ngứa kéo dài, bạn cần đến các chuyên khoa da liễu để được chỉ định dùng thuốc phù hợp. Không được tự ý sử dụng thuốc hoặc gãi mạnh gây trầy xước gây nhiễm trùng, viêm da.
Các phòng các bệnh ngoài da vào mùa đông
Hạn chế gãi, mặc đủ ấm, hạn chế mặc quần áo bằng chất liệu dễ gây kích ứng da như vải bố, không mặc quần áo quá chật vì gây cọ sát khiến da bị kích thích ngứa.
Ngủ đủ giấc để giúp các tế bào da được tái tạo.
Uống 2 lít nước mỗi ngày, ăn hoa quả, hạn chế sử dụng chất kích thích.
Sử dụng máy tạo độ ẩm, giúp làn da mịn màng, cải thiện đáng kể tình trạng ngứa và đường hô hấp.
Không nên tắm quá nhiều và tắm nước quá nóng. Tắm nước quá nóng và quá lâu sẽ làm mất hết các chất nhờn bảo vệ da, làm da mau khô và nứt nẻ. Sau khi tắm, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm, an toàn nhất là dùng kem dành cho trẻ em.
Nên dùng máy lọc không khí để loại bỏ các chất gây dị ứng trong nhà như phấn hoa, nấm mốc, vi khuẩn, lông động vật…
Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, xà phòng,…
Không được chủ quan khi thấy những biểu hiện của bệnh, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chỗ vết dị ứng, không chà xát mạnh quanh vết dị ứng để tránh bị nhiễm trùng.
Hạn chế thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt gà, các chất được lên men như dưa, cà muối chua…
Khi da bị ngứa như trên, các bạn cần chú ý chăm sóc da cẩn thận, đừng gãi quá mạnh sẽ làm da dễ bị nhiễm trùng, không tự ý sử dụng thuốc trị ngứa dễ làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
Cất ngay trong nhà lọ thuốc #DLBLdactribenhngoaida tác dụng cải thiện tất cả các vấn đề da liễu, cho mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh tới người lớn kể cả phụ nữ đang mang thai.
Inbox ngay để được tư vấn miễn phí
————————————————
DA LIỄU BẢO LONG BẢO VỆ CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH BẠN
Hotline: 0984273010-0389937235